Hiện
nay phong trào trồng nấm mèo và nấm linh chi trên mạt cưa lan rộng, do đó lượng
mạt cưa thải ra sau khi nuôi trồng các loại nấm này tương đối lớn. việc tận
dụng nguồn phế liệu này để trồng nấm rơm ( nấm bào ngư) cần phải được quan tâm.
Để
sử dụng loại mạt cưa này cần lưu ý một số điểm sau:
-
Lượng
dinh dưỡng ban đầu không còn đủ, vì các loại nấm trước đã sử dụng một phần.
-
Các
hợp chất trung gian (acide hữu cơ) và các chất thải do quá trình biến dưỡng của
các nấm trồng khác thải ra có thể gây độc lại cho nấm rơm.
-
Chứa
nhiều nguồn nhiễm do quá trình nuôi trồng các loài nấm khác.
Bù
lại, nguyên liệu được làm hoai đi, điều này rất cấn trong quá trình nuôi trồng
nấm rơm và nấm bào ngư, ngoài ra xác của các loài nấm khác cũng là nguồn dinh
dưỡng quý giá cho nấm rơm. Tuy nhiên không phải mạt cưa thải nào cũng có thể
trồng nấm rơm và khi sử dụng cần có chế độ xử lý thích hợp.
Bịch
nấm bỏ ra bao gồm tơ còn trắng, bịch đã mềm, bịch loang lổ, thậm chí không ra
tơ,… đều có thể làm nguyên liệu, các bịch mềm nhũn, đen kịt, mốc xanh phủ kín…
nói chung bị nhiễm tạp và các nguồn bịnh dễ lây lan, cần phải loại bỏ, không
đưa chúng vào nhà trồng.
Qui trình trồng nấm trên mùn
cưa thải:
1. Xử lý nguyên liệu
Đập tơi mùn cưa, trộn với
vôi bột theo tỷ lệ 3kg vôi bột/ 1 thiên bịch nấm thải, ủ qua một đêm, sau đó
trộn tiếp với 3 kg cám gạo (cám bắp) + 2 – 3 kg phân ure (phân DAP). Không nên
sử dụng dung dịch nước vôi vì bản thân mùn thải đã có độ ẩm, nều cảm thấy hơi
khô thì có thể cho thêm nước.
2. Lên luống, vô meo
Nền đất trồng được chuẩn bị
như trồng nấm rơm trên rơm ngoài trời
Nguyên liệu được tãi đều
trên nền đất trồng sau đó vun thành luống và hàng, chiều cao mỗi luống thường
25 – 30 cm. chiều rộng chân luống khoảng 30 cm. Meo giống được cấy thành các
điểm trên mặt luống và hai thành luống (lượng meo như cấy trên rơm). Thường sử
dụng hết 30 – 35 bịch meo rơm cho 1 thiên bịch thải.
Tiếp đó là qui trình làm áo
mô, đốt mô, chăm sóc như trồng nấm rơm ngoài trời.
0 Comments:
Post a Comment