• Bài viết mới

    December 19, 2017

    Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chùm ngây

    Cây chùm ngây - còn một tên khác của nó là Cây Moringa Oleifera
    Moringa Oleifera (Việt Nam gọi là Chùm Ngây), xuất xứ từ Bắc Ấn độ nhưng hiện nay đã được phổ biến trên 80 quốc gia vùng nhiệt đới. Cây Moringa Oleifera thường được gọi Horseradish, Drumstick tree và Mẹ các loài thảo dược (Mother of The Herbs). Moringa có vô số tên gọi tùy theo quốc gia như Morunga (theo ngôn ngữ Dravidian Ấn Độ), hay các tên khác như Kellor, Horseradisk và Drumstick tại Anh và Úc châu, Malunggay tại Philippin.
    Sau khi thử nghiệm, người ta thấy 100gr lá Moringa cung cấp vitamin C của 7 trái cam, canxi của 4 ly sữa, vitamin A của 4 củ cà rốt, 2 lần protein của 1 ly sữa, 3 lần chất potassium của một trái chuối.
    So sánh dinh dưỡng của cây chùm ngây với một số thực phẩm khác
    So sánh dinh dưỡng của cây chùm ngây với một số thực phẩm khác
    Moringa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ em, người già, sản phụ và là loại rau rất tốt cho người ăn chay, suy dinh dưỡng và người mới khỏi bệnh.
    1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
    - Chùm ngây  thuộc loại đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể  cao đến 10m. Lá kép, hoa trắng mọc thành chùm, quả dài giống quả cây hoa phượng,hạt màu đen. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu và trổ hoa vào các tháng 1 – 2. Các bộ phận của cây như lá, quả là nguồn thực phẩm tốt, đặc biệt củ cây là một loại dược liệu quý.
    - Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể  trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây có thể trồng quanh năm, đối với trồng hạt và trồng cây con có bầu 6 tuần tuổi, thời vụ tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. 
    * Trồng đề làm rau xanh:
    - Nếu là mục đích trồng làm rau xanh cung cấp cho các cửa hàng siêu thị thì mật độ trồng 1m x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m). Khi cây cao khoảng trên 01m thì cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, ta sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều.
    Thời vụ trồng: Thông thường đầu mùa mưa từ tháng 6-8 hằng năm là kết thúc. Không nên trồng quá muộn, mùa khô đến cây sẽ bị chết nhiều.
    - Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì để hạn chế sâu bệnh hại và thuận lợi cho đào hố. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 2-3 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.
    - Trồng cây: Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ép đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.
    Trồng cây chùm ngây đề làm rau xanh
    Trồng cây chùm ngây đề làm rau xanh
    * Trồng để làm dược liệu
    - Nếu mục đích trồng làm dược liệu là chính thì nên trồng theo mật độ 3mx3m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m). Trồng theo nanh sấu, các nội dung khác thực hiện như trên. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 40 x 40 x 40cm đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 3 - 4 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.
    Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chùm ngây
    Cây chùm ngây
    2. Chăm sóc và thu hoạch
    - Giai đoạn đầu, không để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.
    Thu hoạch lá: Cây 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng. Thời gian thu hoạch lá 3 – 5 năm từ khi trồng.
    - Thu củ và quả: Cây 5 năm tuổi sẽ có thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg củ lớn với giá trị cao làm dược liệu. Quả già  có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt rang ăn như lạc cũng rất tốt.
    Dinh dưỡng của cây chùm ngây
    Dinh dưỡng của cây chùm ngây
    Chú ý khi sử dụng cây Chùm ngây: Mặc dù cây  Chùm ngây là một món ăn dinh dưỡng rất tốt đặc biệt cho phụ nữ mới sinh và con nhỏ. Tuy nhiên phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây.
    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 Comments:

    Post a Comment

    Item Reviewed: Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chùm ngây Rating: 5 Reviewed By: Phạm Ngọc Tú
    Scroll to Top