1. Nấm rơm
Nấm rơm (còn có tên gọi là nấm
rạ, nấm thảo cô), có nguồn gốc từ các vùng mưa nhiều có nhiệt độ cao ở khu vực
nhiệt đới và á nhiệt đới, là loại nấm khá quen thuộc của nhân dân các nước Châu
Á, nhất là Đông Nam Á.
Từ lúc hình thành nụ nấm đến khi
phát triển thành tai nấm trưởng thành, quả thể nấm rơm trải qua nhiều giai
đoạn:
Hình đinh ghim→ dạng nút →hình
trứng→ hình kéo dài →hình dù (trưởng thành)
2. Sinh lý nấm rơm.
2.1. Nhiệt
độ:
- Nhiệt độ
thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của tơ nấm rơm từ 330 - 350C.
(giai đoạn ủ tơ). Nếu giai đoạn này nhiệt độ xuống thấp < 200C
hoặc ngược lại nhiệt độ lên cao quá >400C thì tơ không phát triển
và chết.
- Nhiệt độ
thích hợp nhất cho sự phát triển của tơ nấm rơm từ 280 - 320C.
Hình thành quả thể nấm (giai đoạn ra trái nấm).
2.2. ẩm độ:
Yêu cầu về
nước của nấm rơm rất cao, trong quả nấm nước chiếm 90% nước. Nước gây ra sự bốc
hơi giúp cho quá trình điều hoà nhiệt độ đối với môi trường chung quanh bên
ngoài. Nước trong không khí giúp cho sự cân bằng trong cơ thể nấm và trong môi
trường dinh dưỡng do đó nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tơ nấm một cách
trực tiếp và rất quan trọng.
a. ẩm độ của
mô nấm:
Độ ẩm của mô
nấm đang trồng có biên độ dao động từ 40% đến 85%
* Tối đa (lớn nhất) 85%
* Tối thiểu (nhỏ nhất) 40%
* Thích hợp nhất 70% - 75%
Nếu ẩm độ
< 40% thì tơ nấm sẽ khô teo đi và chết, nếu ẩm độ >90% thì nấm thiếu ôxy
sẽ lên men thối (úng) tơ nấm chết.
b. ẩm độ
không khí:
Độ ẩm không
khí không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tơ nấm (ủ tơ) mà chỉ ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển quả thể nấm mà thôi.
Độ ẩm không
khí phụ thuộc vào sự bốc hơi nước của tiểu vùng khí hậu nơi trồng, phụ thuộc
vào nhiệt độ, phụ thuộc vào mùa vụ, vv...
Vì quả thể
nấm hình thành ngay trên mô nấm nên ẩm độ không khí xung quanh mặt mô phải phù
hợp cho quá trình hình thành quả nấm và phát triển quả nấm là: 80% đến 85%. Nếu
ẩm độ không khí < 70% thì quả thể nấm bị teo, nứt bao gốc, không phát triển
thành quả nấm được.
c. Ánh sáng:
ánh sáng cần
thiết cho quá trình cắt tơ chuyển giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát
triển hình thành quả thể, nhưng chú ý không cần ánh sáng trực xạ trong các ngày
tiếp theo mà chỉ cần ánh sáng tán xạ. Chú ý: Trồng trong nhà nếu không có ánh
sáng thì không thể hình thành quả nấm đều được.
Giai đoạn quả
thể nấm lớn nếu ánh sáng nhiều thì quả nấm sẽ đen đầu, còn thiếu ánh sáng thì
sẽ trắng hơn.
d. ảnh hưởng
của pH:
Đối với nấm
rơm cần chú ý pH của mô nấm, vùng ưu thế pH = 7-11 tức cần độ kiềm cao đây là
lợi thế của nấm rơm đối với các loài nấm dại, vi khuẩn khác. Lợi dụng ưu thế
này người trồng nấm xử lý rơm bằng nước vôi từ 0,5% đến 1% để khử trùng.Trong
sản xuất pH thích hợp nhất từ 7-8
3. Thời vụ và địa điểm trồng
nấm rơm
Nấm rơm rất dễ trồng, quay vòng
nhanh khoảng từ 20 – 30 ngày, năng suất trung bình đạt 10 -15 % trọng lượng
nguyên liệu rơm rạ.
Tại tỉnh ta, khí hậu có hai mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng, có thể trồng nấm rơm quanh năm, mùa khô có thể
trồng theo phương pháp ngoài trời, mùa mưa có thể trồng theo phương pháp trong
nhà, trên dàn kệ,..
Địa điểm trồng nấm phải cao ráo
sạch sẽ, gần nguồn nước tưới.
4. Quy trình trồng nấm rơm
Quy trình trồng nấm rơm |
Bên mình Chuyên về mảngxây dựng nhà xưởng thiết kế thi công uy tín tại TPHCM. Nếu quý công ty có khách hàng cần xây dựng nhà xưởng liên hệ mình với nha. Khi có nhu cầu xin vui lòng liên hệ. Mr Vinh ( 0901554495). Rất Mong được hợp tác Đảm bảo sẽ mang lại cho quý khách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
ReplyDeleteUY TÍN - CHÂT LƯỢNG - AN TOÀN
Bên mình Chuyên xây dựng nhà xưởng thiết kế thi công uy tín tại TPHCM. Nếu quý công ty có nhu cầu cần xây dựng nhà xưởng liên hệ mình với nha. Mr Vinh ( 0901554495). Rất Mong được hợp tác Đảm bảo sẽ mang lại cho quý khách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
ReplyDelete