• Bài viết mới

    December 18, 2017

    Vai trò của giống trong trồng nấm

    Giống nấm có thể được nhân trên các cơ chất khác nhau: hạt đại mạch, thóc, mùn cưa, vỏ trấu, bông vụn, rơm rạ và các chất phụ gia.

    Bao bì đựng giống ở các dạng: chai thủy tinh, chai nhựa, túi nilon ... Dù trên môi trường hay bao bì nào, giống nấm cũng phải đảm bảo các yêu cầu chất lượng sau:


    Giống nấm (meo)
    Giống nấm (meo)

    - Không bị nhiễm bệnh: Quan sát bên ngoài giống không có màu xanh, đen, vàng ... và không có các vùng loang lổ.

    - Giống có mùi thơm dễ chịu: nếu có mùi chua khó chịu là giống nấm đã bị nhiễm vi khuẩn, nấm dại...

    - Giống không già hoặc non: nếu thấy có mô sẹo hay cây nấm mọc trong chai, màu chai giống chuyển sang màu vàng, nâu đen là giống quá già. Giống chưa ăn kín hết đáy bao bì là giống còn non. Sử dụng tốt nhất là khi giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc túi) sau 3-4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh: đối với giống nầm sò, nấm mỡ, nấm hương, và nấm linh chi bảo quản ở nhiệt độ 2-50C, kéo dài 30-45 ngày; giống nấm rơm và mộc nhĩ bảo quản ở nhiệt độ 15-200C, kéo dài 15-30 ngày.

    - Các chủng giống phù hợp với điều kiện và nhiệt độ (theo mùa vụ), năng suất cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh

    - Quá trình vận chuyển giống: phải hết sức nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, dựng đứng chai giống (nút bông quay lên phía trên)

    - Không được mở nút bông ra xem, ngửi. Để giống nơi thoáng mát, sạch sẽ, không có ánh nắng trực tiếp.

    - Số lượng giống nấm đủ cho khối lượng rơm rạ đem trồng. Tùy thuộc từng loại nấm khác nhau mà tỷ lệ giống/nguyên liệu khác nhau.

    Có thể nói giống là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại. Nếu giống tốt năng suất sẽ cao và ngược lại. Hiện có nhiều cơ sở sản xuất giống nấm, bạn nên chọn đến những địa chỉ đáng tin cậy.
    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 Comments:

    Post a Comment

    Item Reviewed: Vai trò của giống trong trồng nấm Rating: 5 Reviewed By: Phạm Ngọc Tú
    Scroll to Top