• Bài viết mới

    December 20, 2017

    Trồng nấm rơm - Bài 4. Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà

    Trồng nấm rơm trong nhà xuất hiện ở nước ta vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ 20, tuy nhiên cách trồng cho đến nay đã được cải tiến nhiều, nguyên liệu chính vẫn là rơm rạ, đóng mô trong nhà hoặc là sử dụng dàn kệ nhiều tầng với các bịch rơm trong túi xốp, túi PE, hoặc dồn bịch theo khuôn.
    Chuẩn bị:
    Nguyên liệu đã xử lý, khuôn nén, bao nilon (bịch PE 60 x 100cm), dây buộc,….
    Khuôn đóng mô nấm rơm trồng trong nhà
    Khuôn đóng mô nấm rơm trồng trong nhà

    Phương pháp:
    Rơm rạ sau khi đã được xử lý cho vào khuôn nén chặt, khối rơm nén xong được lấy ra, gói bằng các tấm nhựa và dùng dây buộc chặt. Các gói rơm có thể hấp khử trùng bằng hơi nước ở 950C trong 4 g, có thể không hấp mà ủ phơi nắng từ 3 – 5 ngày. Meo nấm rơm đựợc bẻ vụn và cấy vào hai đầu gói.
    Cũng có thể vừa nén bánh vừa gieo meo, cách này cần phải xử lý rơm kỹ hơn, và dễ lây nhiễm hơn

    Các gói rơm được xếp chồng lên nhau để cho tơ nấm ăn lan. Sau 7 – 10 ngày, tơ nấm đã mọc phủ hầu như toàn bộ khối rơm là thời điểm chuẩn bị chuyển sang  nhà trồng. Trong nhà trồng các khối rơm được lột bao ngoài và xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Sau đó tưới đón nấm bằng cách phun sương vào các khối rơm và giữ độ ẩm trong khoảng 80 – 90%. Thường sau khi tưới từ 3- 4 ngày nấm mới bắt đầu kết nụ.

    Kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh bạn có thể tham khảo tại: Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà

    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 Comments:

    Post a Comment

    Item Reviewed: Trồng nấm rơm - Bài 4. Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà Rating: 5 Reviewed By: Phạm Ngọc Tú
    Scroll to Top