Yêu cầu chung về nhà xưởng trồng nấm cần đảm bảo các yếu tố:
- Có hệ thống
cửa điều chỉnh độ thoáng khi cần thiết
- Sạch sẽ,
càng mát càng tốt
- Độ ẩm cao
nhưng không để ứ đọng nước trên nền nhà Trước và sau mỗi đợt trồng nấm cần phải
vệ sinh thật tốt xung quanh khu vực nuôi trồng và trong nhà. Có thể xông (đốt) bột
lưu huỳnh hay phun foocmon tỷ lệ 0.5% trước khi đưa nguyên liệu vào nhà trồng nấm
một tuần. Một số dạng nhà trồng nấm như sau:
1. Nhà kiểu chữ
A
- Dùng cọc
tre, cây gỗ thẳng, đướng kính 7-12cm có chiều dài 2,4m.
- Các thanh
tre, gỗ nhỏ có chiều dài tối đa 20m làm nan dọc theo nhà, thanh dài 2,4m làm
nan song song với các cọc trụ
- Chiều rộng
nhà khoảng 2m, có lối đi ở giữa rộng 0.4m.
- Mái phủ
nilon thứ sinh, phía trên mái lợp một lớp lá mía, thân cây ngô, lá chuối, hoặc
rơm, rạ, cói tạo độ mát (nẹp chắc 2 lớp lại).
Kiểu nhà hình chữ A |
Chú thích:
E: mái nhà bằng khung tre, lợp nilon, lá mía, thân cây ngô,
thanh nẹp
F: rãnh thoát nước hai bên mái
G: cửa ra vào có cánh (bằng cót, bao dứa...)
h: chiều cao 1.8m
Nền nhà dưới các tán cây ăn quả (chuối, nhãn, vải, mít) hoặc
cây lấy gỗ, bóng mát .Nếu không có tán cây, có thể làm trên các khu đất trống,
sân gạch nơi dễ thoát nước. Có thể trồng các loại cây có dây leo (mướp, bí ngô,
gấc, đậu .) cho bò trên mái càng tốt. Phần mái giáp mặt đất có rãnh thoát nước.
Hai đầu hồi làm cửa ra vào để điều chỉnh ánh sáng và thông
thoáng khi cần thiết. Loại nhà này thích hợp cho trồng nấm mỡ và nấm rơm.
2. Kiểu nhà
bình thường
Kiểu nhà này thích hợp cho trồng các loại nấm mỡ, nấm sò, nấm
mộc nhĩ, nấm hương và linh chi.
Kiểu nhà này có chi phí cao hơn kiểu nhà hình chữ A cho nên
có tận dụng nhà cũ để trồng nấm. Việc sửa sang lại nhà cũ để điều chỉnh ánh
sáng và độ thông thoáng.
Kiểu nhà bình thường |
Các yêu cầu khi dựng một nhà mới có diện tích 60m2 như sau:
a. Nền nhà
Là nền đất hoặc nền gạch cao, dễ thoát nước. Nếu nền nhà ở
dưới bóng cây thì càng tốt
b. Khung nhà
Nhà chia thành 05 gian bao gồm các thành phần + Cột trụ - cột
hành: 12 cột, sử dụng tre loại 1 cao từ 2.5-3m + Cột cái: mỗi vì 2 cột , tổng
là 12 cột cái + Vì mái: 06 chiếc + Câu đầu: 06 chiếc + Xà quá: 06 chiếc
+ Song tử: Tùy theo chiều cao nhà bố trí lớp song tử phù hợp
để buộc thêm nilon, hoặc mành cói che ánh nắng mặt trời
+ Xung quanh nhà có thể tạo lớp vách bằng đất hoặc gạch xây
cao từ 40-50cm. Lưu ý nên để các ô cửa sổ nhỏ tạo độ thoáng và ánh sáng.
c. Mái nhà
Mái nhà có thể chia làm ba lớp chính, thứ tự từ trên xuống
dưới cụ thể như bảng sau:
Cấu tạo mái nhà
Lớp 1
|
Phên lứa
|
Sử dụng
phên lứa có bán sẵn trên thị trường
|
Lớp 2
|
Giằn tre
|
Tối thiểu
mỗi bên có 06 giằn tre
|
Lớp 3
|
Bạt hoặc nilon
|
Lớp bạt
hoặc nilon dưới cùng vừa tạo độ thoáng, ánh sáng lại tránh được nước mưa.
|
Ngoài ra, ở trên mái ta có thể lợp rơm, rạ hoặc cói, lá mía,
ngô, cọ tạo độ mát cho nhà xưởng.
Hiện nay đối với các hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ (diện
tích lán trại từ 60-70m2) loại lò sấy thích hợp nhất là lò sấy thủ công sử dụng
bếp than tổ ong. Về cấu tạo lò sấy thủ công gồm các thành phần sau:
• Lớp dưới
cùng: có thể sử dụng nền nhà để đặt bếp than tổ ong (tùy theo quy mô thiết kế
mà có thể bố trí một đến hai bếp than tổ ong)
• Lớp tản nhiệt
: là sắt hoặc inox sử dụng làm lớp ngăn cách giữa bếp và sản phẩm nấm và là lớp
trung gian truyền giữa bếp tới nấm. Có thể thiết kế tấm tản nhiệt dưới dạng gợn
sóng để tăng diện tích bề mặt.
• Lớp sàn sấy
nấm: có thể làm bằng phên tre hoặc khung bả lưới, đảm bảo độ thoáng và thông
khí cho các lớp phía trên. Đối với lò sấy hai bếp than nên thiết kế từ 6 đến 7
phên. Trong quá trình sấy phải lưu ý quá trình luân chuyển phên để sản phẩm nấm
sấy được đều nhiệt, tiết kiệm thời gian sấy.
• Lớp bao phủ
bên ngoài: có thể dùng bìa cát tông bao phủ quanh lò sấy để tránh mất nhiệt, .
Trên cùng phải để ống thoát khí. Ngoài ra có thể tận dụng vách tường để xây dựng
lò sấy.
Admin cho phép mình đăng tin xíu nha. Bên mình ChuyênThiết kế thi công xây dựng nhà xưởng giá rẻ tại TPHCM. Khi có nhu cầu xin vui lòng liên hệ. Mr Vinh ( 0901554495)
ReplyDelete